TIN TỨC NỔI BẬT TIN TỨC NỔI BẬT

Nhìn lại thành tựu trong thực hiện chuyển đổi số của Thủ đô
Ngày đăng 18/01/2025 | 09:44  | Lượt xem: 110

Nhờ những nỗ lực trong triển khai thực hiện chuyển đổi số, năm 2024, Thành phố Hà Nội đã đạt được một số thành tựu đáng kể về xây dựng chính quyền số, thúc đẩy kinh tế số và phát triển xã hội số.

 

iHanoi ra mắt là cầu mối giữa chính quyền và người dân Thủ đô.

iHanoi ra mắt là cầu mối giữa chính quyền và người dân Thủ đô.

Những "cột mốc" tiên phong trong chuyển đổi số

Hà Nội là địa phương đầu tiên hợp nhất 3 Ban Chỉ đạo (cải cách hành chính, chuyển đổi số, Đề án 06) thành một, với phương châm "5 rõ, 1 xuyên suốt".

Tiên phong thí điểm và thành công với nhiều tiện ích số cho người dân như: cấp lý lịch tư pháp trên VNeID, hồ sơ sức khỏe điện tử, ứng dụng tìm kiếm và thanh toán bãi đỗ xe không tiền mặt.

Nền tảng ứng dụng iHanoi ra mắt là cầu mối giữa chính quyền và người dân Thủ đô, thể hiện tinh thần chủ động tương tác của chính quyền thành phố với người dân, lắng nghe người dân "mọi lúc, mọi nơi". Theo đó, Thành phố đã chủ động, quyết liệt triển khai chính quyền số, coi là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính theo tinh thần Nghị quyết số 18-NQ/TU về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố Hà Nội thông minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Việc triển khai chuyển đổi số của Hà Nội đã đi vào thực chất, triển khai đồng bộ, toàn diện, đem lại tác dụng tích cực, được sự hưởng ứng của người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt sự phản ứng linh hoạt, điều chỉnh chính sách ngay khi nhận được góp ý, phản ánh kiến nghị cho thấy tinh thần "chuyển đổi số" của chính quyền Thủ đô với quan điểm "người dân và doanh nghiệp là trung tâm, góp phần xây dựng Thành phố thông minh và lan tỏa cảm hứng cho các địa phương trên cả nước.

Kết quả chuyển đổi số của Hà Nội tiếp tục xu thế cải thiện vị trí xếp hạng chuyển đổi số cấp tỉnh (DTI) (tăng 3 năm liên tiếp từ 2021 đến nay - tăng 19 bậc). Hà Nội xếp thứ Nhất trong bảng xếp hạng chung về chỉ số công nghiệp CNTT. Theo Báo cáo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam năm 2023, Hà Nội đứng thứ nhất về chỉ số Quản trị điện tử.

Chuyển đổi số góp phần làm tốt nhiệm vụ chính trị

Chuyển đổi số trong thực hiện TTHC. Ảnh: Lại Tấn.

Chuyển đổi số trong thực hiện TTHC. Ảnh: Lại Tấn.

Các cơ quan, đơn vị phối hợp đảm bảo tốt công tác an toàn thông tin trên địa bàn. Đẩy mạnh đôn đốc việc triển khai chữ ký số chuyên dùng Chính phủ trên các hệ thống thông tin của Thành phố và cấp chữ ký số miễn phí cho công dân Hà Nội để thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch điện tử. Đến nay, các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố đã triển khai hơn 3.620 chữ ký số cho cơ quan, đơn vị và hơn 72.330 chữ ký số cho cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị sử dụng trên các hệ thống thông tin của Thành phố hơn 1.105.300 người dân, doanh nghiệp đã có chữ ký số công cộng.

Quảng cáo

Thành phố cũng chỉ đạo, phối hợp giữa các cơ quan liên quan tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy phát triển hạ tầng viễn thông, hạ tầng số, đẩy mạnh phát triển mạng 5G trên địa bàn Thành phố (các doanh nghiệp viễn thông Viettel, Vinaphone, đã triển khai gần 3.000 trạm 5G trên địa bàn). Bảo đảm an toàn mạng lưới, thông tin liên lạc thông suốt đáp ứng nhu cầu của các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp và người dân; đặc biệt thông tin liên lạc được đảm bảo thông suốt, an toàn trước, trong và sau bão số 3 (YAGI).

Công tác tuyên truyền nhiệm vụ chính trị của Thành phố tiếp tục được triển khai hiệu quả, đúng định hướng của Trung ương, Thành ủy, HĐND và UBND Thành phố; thông tin kịp thời, toàn diện đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của Thủ đô và đất nước.

Tính từ 01/01/2024 đến 10/10/2024, riêng các cơ quan báo chí Thành phố đã có hơn 3.400 tin, bài tuyên truyền về kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, góp phần truyền đi thông điệp về một Hà Nội sau 70 năm xây dựng và phát triển đã trở thành thành phố năng động, đổi mới, sáng tạo, văn hiến, văn minh, hòa bình; góp phần khẳng định vị trí Hà Nội là trái tim của cả nước, nâng cao vị thế của Thủ đô trên trường quốc tế.

Nỗ lực triển khai và hoàn thành các hạng mục CNTT

Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng.

Trung tâm Dữ liệu chính TP Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng.

Việc triển khai và hoàn thành các hạng mục CNTT có tính chất nền tảng cho công tác chuyển đổi số của Thành phố. Cụ thể, tháng 12/2024, Hà Nội đã khai trương Trung tâm Dữ liệu chính Thành phố trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây hiện đại phục vụ triển khai chính quyền số. Hiện, di trú hơn 300 hệ thống ứng dụng của Thành phố bảo đảm an toàn thông tin.

Xây dựng nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu Hà Nội (LGSP), trong đó, đã kết nối với 14 hệ thống thống thông tin/cơ sở dữ liệu của quốc gia và các Bộ, ngành qua Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia (NDXP), 2 hệ thống thống thông tin qua trục liên thông văn bản quốc gia (VDXP) và 6 hệ thống thống thông tin/cơ sở dữ liệu trong Thành phố; số lượt kết nối là khoảng 2 triệu - 2,5 triệu lượt kết nối/tháng.

Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của Thành phố được khai thác sử dụng tại 100% các cơ quan nhà nước Thành phố (hơn 600 cơ quan) với 1.885 TTHC, trong đó, số lượng dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp: 1.191 TTHC (toàn trình: 318 TTHC; một phần: 810 TTHC); tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia, kết nối với 20 hệ thống thống thông tin/cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, quốc gia. Hệ thống tiếp nhận giải quyết 10.000 hồ sơ/ngày.

Trong đó, cấp phiếu lý lịch Tư pháp khoảng 600 hồ sơ/ ngày. Từ giữa tháng 4 đến nay, Thành phố đã tiếp nhận 27.102 hồ sơ đề nghị cấp phiếu lý lịch tư pháp qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến…

Nguồn: Báo Kinh tế đô thị